Tìm hiểu về bệnh quai bị ở trẻ em

Cập nhập: Thứ hai, 21/02/2022

Không như người lớn, bệnh quai bị ở trẻ em thường nhẹ và ít biến chứng. Song không vì thế mà cha mẹ chủ quan không phòng bệnh và chữa trị  khi trẻ mắc bệnh này. Vậy bệnh quai bị ở trẻ em là gì? Dấu hiệu và biến chứng của bệnh ra sao? Cùng một số vấn đề liên quan đến bệnh quai bị ở trẻ em. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

 

  1. Bệnh quai bị ở trẻ em là gì?

 

    Quai bị là một loại bệnh gây ra bởi virus, gây sưng đau ở tuyến nước bọt, còn gọi là tuyến mang tai. Bệnh thường lây qua đường tiếp xúc thông thường khi trong không khí có virus gây bệnh.

 

    Virus gây bệnh quai bị có thể lây nhiễm vào nhiều bộ phận của cơ thể, đặc biệt là ở tuyến nước bọt mang tai. Những tuyến này nằm ở 2 bên trước tai và dưới gò má, tức là vùng nằm giữa tai và hàm. Khi mắc bệnh quai bị, tuyến nước bọt sẽ sưng và rất đau.

 

    Quai bị là một bệnh phổ biến trên toàn thế giới cho đến khi vắc xin quai bị được tìm ra vào năm 1967. Người từng mắc bệnh này hiếm khi nào mắc lại lần hai vì sau lần mắc đầu tiên, cơ thể sẽ tạo kháng thể bảo vệ suốt đời. Có nhiều dạng nhiễm trùng khác gây sưng tuyến nước bọt nên nhiều cha mẹ hay lầm tưởng rằng trẻ bị mắc quai bị lần nữa.

 

  1. Dấu hiệu của bệnh quai bị ở trẻ em

 

Trước khi bị bệnh, trẻ em có dấu hiệu khó chịu, khó ở trong người. Thường kéo dài 1 đến 2 ngày.    

 

  • Sốt khá cao, từ 38 đến 40 độ C, kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày.

  • Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió và hơi ớn lạnh.

  • Bị chảy nước bọt, sưng dần tuyến nước bọt ở khu vực mang tai. Sau đó sưng má (một bên hoặc cả hai bên), đau khi nuốt nước bọt.

 

     Hầu hết những trẻ mắc bệnh đều có biểu hiện của việc nhiễm virus gây bệnh nhưng cũng có những trẻ có rất ít hoặc không có dấu hiệu nào. Khoảng một phần ba trẻ sẽ không có dấu hiệu hoặc dấu hiệu biểu hiện bệnh rất nhẹ.

 

  1. Biến chứng của bệnh quai bị ở trẻ em

 

    Biến chứng của bệnh quai bị tương đối hiếm, nhưng nếu không được điều trị đúng, biến chứng sẽ trở nên rất trầm trọng. Bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng đến tuyến nước bọt ở mang tai mà còn có thể gây viêm nhiễm những bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả não và hệ sinh sản.

 

     Bệnh quai bị thường nhẹ ở trẻ em, nhưng đôi khi các biến chứng có thể xảy ra. Tuy các biến chứng nghiêm trọng thường hiếm gặp song có thể ảnh hưởng lâu dài đến tuổi trưởng thành. Các biến chứng thường thấy của bệnh bao gồm:

 

  • Nếu mắc bệnh khi còn nhỏ, trẻ có thể bị điếc, tỷ lệ trẻ gặp biến chứng này là 1/200.000 trẻ bị nhiễm bệnh.

 

  • Quai bị có thể tấn công hệ thống thần kinh trung ương, gia tăng nguy cơ viêm màng não, viêm não hoặc dị tật tiểu não (gây ra các vấn đề phối hợp vận động). Các biến chứng hệ thần kinh từ quai bị thường gặp hơn ở người lớn nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em.

 

  • Bệnh quai bị có thể gây ra viêm màng tinh hoàn ở 4 trong số 10 bé trai và nam giới trưởng thành. Bệnh này phổ biến hơn sau tuổi dậy thì và có thể gây đau trong một vài tuần kèm triệu chứng sưng, đau, buồn nôn, nôn và sốt. Viêm tinh hoàn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

 

  1. Bệnh quai bị ở trẻ em có lây không?

 

   Virus quai bị rất dễ lây lan. Chúng theo những giọt dịch nhỏ xíu từ miệng và mũi của người bệnh khi hắt hơi, ho, thậm chí là khi cười và truyền trực tiếp qua người tiếp xúc. Ngoài ra virus còn có thể lây qua việc sử dụng khăn hoặc ly nước chung.

 

    Người mắc quai bị thường dễ lây cho người khác, đặc biệt là từ 1 đến 2 ngày trước khi các tuyến nước bọt bắt đầu sưng lên đến tận 6 ngày sau khi hết bệnh. Nếu trẻ bị quai bị, hãy giữ trẻ tránh xa những người khác, nhất là từ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cho đến khi bệnh không còn nguy cơ lây nhiễm và ngược lại. Người nhiễm virus quai bị có thể không có bất kỳ triệu chứng nào.

 

  1. Chẩn đoán bệnh quai bị ở trẻ em như thế nào?

 

    Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh quai bị thông qua việc thăm khám các triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu cha mẹ cho trẻ làm xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm dịch lấy từ mũi hoặc cổ họng để việc chẩn đoán chính xác hơn.

 

  1. Cách chăm sóc trẻ bị quai bị

 

    Nếu trẻ bị sốt, để hạ thân nhiệt cho trẻ thì cha mẹ nên dùng khăn ấm lau qua người. Tuyệt đối không tắm nước lạnh trong thời kỳ bệnh. Cha mẹ có thể dùng một chiếc khăn ấm để áp vào bên má bị đau.

 

   Cho trẻ ăn những món dễ nuốt như cháo, súp… để tránh trẻ va chạm vào những vết sưng. Có thể ăn bằng ống hút nếu trẻ quá đau.

 

   Cho trẻ uống nhiều nước để hạ nhiệt độ. Để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé nên bổ sung thêm các loại nước chứa chất dinh dưỡng khác như sữa, nước ép hoa quả…. để bù lượng nước đã mất trong cơ thể. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để trẻ súc miệng nhằm tránh khô miệng.

     Không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.

 

    Thường xuyên theo dõi biểu hiện của bệnh quai bị ở trẻ em. Khi thấy trẻ có những biểu hiện như choáng váng, nôn mửa thì cần cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

 

  1. Khi nào nên cho trẻ mắc bệnh quai bị đi khám?

Hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám nếu:

 

  • Trẻ sốt hơn 3 ngày.

  • Tuyến nước bọt sưng kéo dài hơn 7 ngày (trong nhiều trường hợp, bên mang tai còn lại sẽ sưng sau 1 đến 2 ngày).

  • Trẻ có biểu hiện sưng, đau đớn hơn.

  • Trẻ có hành vi và biểu hiện thể chất không bình thường.

  • Bị co giật.

  • Bỏ ăn, uống

  • Có biểu hiện mất nước.

 

Trên đây là bài viết tìm hiểu về bệnh quai bị ở trẻ em. Hy vọng bài viết này cung cấp được những thông tin hữu ích tới các bậc cha mẹ.

 

>>> Xem thêm:

Bài viết cùng chủ đề

Bé hay ho, ốm vặt - biếng ăn, mẹ ơi đừng sợ!

Thương con thương cháu, ông bà lại xoay vòng trong chuỗi “cháo, bột, sữa”.  Nhưng...“Bữa nào cũng kéo dài 2-3 tiếng đồng hồ. Lựa mãi mới bón cho bé được miếng thì phải đi rong mất vài lượt quanh xóm”

Tình trạng chậm tăng cân ở trẻ em - nguyên nhân và cách khắc phục

Chậm tăng cân ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của trẻ và khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân của việc trẻ chậm tăng cân và những cách khắc phục vấn đề này nhé!

Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em từ 1 - 3 tuổi

Chăm sóc tốt sẽ giúp trẻ luôn khỏe mạnh và giảm tình trạng ốm vặt. Chúng ta cùng tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em từ 1 – 3 tuổi nhé!

Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên

Việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên cần lưu ý những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

7 lý do khiến trẻ biếng ăn và cách khắc phục hiệu quả

Lý do khiến trẻ biếng ăn là gì? Cách khắc phục hiệu quả ra sao? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniKiddy 30v

BoniKiddy 30v

Loại: Giá: Số lượng:
BoniKiddy 30v 230.000đ/Hộp
BoniKiddy 60v 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi